Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự chủ động tham gia đóng góp ý kiến của người dân trong việc xây dựng các công trình công cộng " nhà nước và nhân dân cùng làm" tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2018
Abstract
Cải cách, hiện đại hóa thủ tục hành chính là quyết sách chiến lược được Đảng và Nhà nước đề ra và quyết liệt chỉ đạo thực hiện trong những năm gần đây, đây là nội dung chính của khoa học hành chính công, bởi vì cải cách, hiện đại hóa thủ tục hành chính ở tất cả các quốc gia có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Nhất là đối với ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan TP. HCM nói riêng luôn xác định cải cách, hiện đại hóa thủ tục hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: (1) Tìm ranhững yếu tố nào tác độngtới mức độ hài lòngcủa cácdoanh nghiệp FDI trên địa bàn về dịch vụ thu thuế XNK tại HQĐT; (2) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới chất lượng thu thuế XNKcủa Chi cục Hải quan Đầu tư; (3) Kiểm tra liệu các đặc trưng cá nhân (kinh nghiệm, giới tính, lĩnh vực hoạt động, thâm niên làm việc, cách thức khai báo, ngành nghề) khác biệtcó làm thay đổisựhài lòng của người khảo sát không? Mô hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố (gồm: Cơ sở vật chất, Độ tin cậy, Sự cảm thông, Sự đảm bảo, Sự đáp ứng, Năng lực phục vụ, Tiếp cận giá trị thông tin) và 7 giả thuyết tương ứng với từng thành phần được phát triển dựa trên cơ sở các phát hiện trước đây và lý thuyết về sự hài lòng của doanh nghiệp. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm chỉnh sửa, thêm vàocác biến quan sát cho các thang đo. Nghiên cứu định lượng thực hiện với 350 công ty thông qua kỹ thuật phỏng vấn toàn bộ người được khảo sát (trực tiếp và gián tiếp) hiện đang làm việc cho các công ty FDI khi thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục HQ ĐT thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằmkiểm nghiệm thang đo và mô hình nghiên cứuvới khung thời gian từ tháng 5/2019 đến 9/2019. Phần mềm phân tích thống kê SPSS 25 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả kiểm định cho thấy thành phần nghiên cứu đều phù hợp trong nghiên cứu này. Mức độ hài lòng của doanh nghiệplà khá cao (từ 3.14 đến 3.77 hơn mức trung bình là 3).
Kiểm tra các đặc trưng cá nhân (tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, chức vụ, thâm niên làm việc, ngành nghề): Dựa trên kết quả phân tích Independent t-test và One-Way ANOVA để so sánh mức độ hài lòng theo một số yếu tố cá nhân cho thấy rằng không có sự khác biệt về sựhài lòng của DN FDI theo các đặc điểm cá nhân còn lại (kinh nghiệm, giới tính, lĩnh vực hoạt động, thâm niên làm việc, cách thức khai báo,
2
ngành nghề). Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho các lãnh đạo trong ngành Hải quan thấy được mức hài lòng của DN cũng như các mặt hoạt động làm tăng, giảmsựhài lòng từ đó đưa ra các quyết sách cần thiết và thích đáng để nâng cao sựhài lòngcủa DN trong công tác thu thuế XNK cho cộng đồng DN có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cũng đề ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện lý thuyết đo lường sự hài lòng trong công tác thu thuế XNK của DN FDI để áp dụng cho các doanh nghiệpkhác tại Việt Nam.
Từ khóa: Công tác thu thuế XNK, Hành chính công, Sự hài lòng.