dc.description.abstract | Nghiên cứu này đề xuất mô hình cấu trúc về tác động của vốn xã hội đến chia sẻ tri thức và hiệu quả làm việc ở mức độ cá nhân trong khu vực công. Mô hình cấu trúc này có 6 biến tiềm ẩn: vốn xã hội cấu trúc, vốn xã hội quan hệ, vốn xã hội tri nhận, chia sẻ tri thức hiện, chia sẻ tri thức ngầm và hiệu quả làm việc của nhân viên. Về phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, với các dữ liệu đƣợc thu thập bằng 306 phiếu dƣới hình thức bảng hỏi có tham khảo các lý thuyết và nghiên cứu liên quan. Tổng thể nghiên cứu là các sở, ban, ngành của tỉnh Tiền Giang, và đối tƣợng khảo sát là cán bộ, công chức, viên chức. Tác giả phân tích dữ liệu nghiên cứu theo các bƣớc, gồm có phân tích độ tin cậy của các thang đo theo Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) bằng phần mềm IBM AMOS 24 để đánh giá mức độ phù hợp, kiểm tra độ tin vậy và tính giá trị của của mô hình. Các giả thuyết nghiên cứu cũng đã đƣợc kiểm định và cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy cả ba chiều kích của vốn xã hội là chiều kích cấu trúc, quan hệ và tri nhận đều có tác động cùng chiều đến chia sẻ tri thức hiện và chia sẻ tri thức ngầm, trong đó tác động mạnh nhất là vốn xã hội cấu trúc; đồng thời, chia sẻ tri thức hiện và chia sẻ tri thức ngầm cũng đều có tác động thuận chiều đến hiệu quả làm việc của nhân viên.
Từ khóa: vốn xã hội, chia sẻ tri thức, hiệu quả làm việc của nhân viên, khu vực công, Tiền Giang. | en_US |