Tác động của việc đào tạo đến hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Bến Tre
Abstract
Luận văn này nhằm mục đích phân tích các nhân tố của công tác đào
tạo tác động đến hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trên địa
bàn thành phố Bến Tre. Để có thể đo lường mức độ tác động của đào tạo
đến hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, tác giả đề xuất mô
hình nghiên cứu và được kiểm định thông qua chương trình SPSS. Trên cơ sở
mô hình nghiên cứu của của Goldstein và Ford; Buckley và Caple; Poon và
Othman; Saiyadain; Wagonhurt; Karkpatrick…và các bài báo khoa học về tác
động đào tạo đến hiệu quả làm việc của nhân viên. Nghiên cứu này phân tích
“Tác động của việc đào tạo lên hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên
chức tại thành phố Bến Tre”.
Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên các nhân tố (1) Đánh giá nhu
cầu được đào tạo, (2) Cam kết tham gia đào tạo, (3) Nội dung đào tạo, (4)
Phương pháp đào tạo và (5) Đánh giá đào tạo.
Sau khi dữ liệu được thu thập, sàng lọc, các bảng hỏi đạt yêu cầu được
nhập và xử lý qua phần mềm SPSS 20.0 với các công cụ thống kê mô tả, phân
tích nhân tố khám phá, kiểm tra độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha, phân tích hồi quy đa biến. Kết quả cuối cùng cho thấy có 05 nhân tố
của đào tạo ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, cụ thể: (1) Đánh giá đào tạo; (2)
Đánh giá nhu cầu đào tạo; (3) Cam kết đào tạo; (4) Phương pháp đào tạo chủ
động; (5) Phương pháp đào tạo thụ động.