Hỗ trợ xã hội và vai trò của chính phủ đối với sự hài lòng của thanh niên công nhân tại thành phố Hồ Chí Minh
Abstract
Thành phố Hồ Chí Minh có 41 khu công nghiệp, khu chế xuất và cụm công nghiệp, sử dụng khoảng 2,2 triệu người ở mọi lứa tuổi và từ mọi địa bàn, với tỷ lệ lao động trẻ (18 - 30 tuổi) cao. Đây có thể coi là lực lượng lao động chính và có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc hỗ trợ tăng trưởng các ngành sản xuất, công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp mũi nhọn của Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù có rất nhiều công nhân trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh, cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn. Nghiên cứu tập trung xem xét ảnh hưởng của việc chính phủ tham gia vào các chính sách công đối với sự thỏa mãn cuộc sống của tầng lớp lao động tập trung vào đối tượng thanh niên công nhân để xem các chương trình phúc lợi xã hội thành công như thế nào trong việc cải thiện cuộc sống của họ. Mô hình nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng của quan điểm của công nhân đối với hỗ trợ xã hội, cũng như liệu chính phủ và các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến nhận thức của họ hay không? Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 200 thanh niên công nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của chính phủ trong việc cải thiện mức độ hài lòng về cuộc sống của tầng lớp lao động trẻ bằng cách sử dụng kỹ thuật kiểm tra mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (PLS-SEM) để đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Không chỉ vậy, chính phủ còn hỗ trợ thúc đẩy nhận thức của công nhân về hỗ trợ xã hội trong 06 lĩnh vực: đảm bảo, hướng dẫn, hội nhập, gắn bó, nuôi dưỡng và liên minh. Dữ liệu khảo sát của nghiên cứu được thu thập từ thực tế không cho thấy mối liên hệ giữa sự hỗ trợ xã hội được nhận thức của công nhân và hạnh phúc, sự hài lòng trong cuộc sống.