Áp dụng mô hình HEDPERF vào việc đo lường sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ giáo dục tại trường Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG HCM
Abstract
Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục đại học
ngày càng mạnh mẽ. Sinh viên có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn cơ sở giáo dục
uy tín và chất lượng để gắn bó. Chính vì thế, buộc các cơ sở giáo dục muốn tồn tại
thì phải đưa ra những chiến lược giải pháp cho mình và chất lượng dịch vụ sẽ góp
phần quan trọng trong sự phát triển đó cho các trường đại học.
Mặc dù, Chất lượng dịch vụ đã thu hút được sự chú ý đáng kể trong lĩnh
vực này, nhưng rất ít nghiên cứu tập trung vào việc xác định các yếu tố quyết định
của nó. Do đó, việc phát triển một thang đo lường mới kết hợp không chỉ là các
khía cạnh học thuật mà bao gồm cả các khía cạnh của môi trường dịch vụ tổng thể
mà sinh viên đã trải nghiệm. Cũng có nhiều tranh luận về cách đo lường về chất
lượng dịch vụ và nghiên cứu gần đây cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi về các nguyên
tắc mà các công cụ hiện có và đã được thử nghiệm với một số mức độ thành công
trong các ngành dịch vụ trên diện rộng, nhưng việc nhân rộng chúng trong lĩnh
vực giáo dục đại học vẫn còn mơ hồ.
Một công cụ đo lường mới về chất lượng dịch vụ nắm bắt các yếu tố quyết
định của chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đại học đó là HEdPERF (Hiệu
suất Giáo dục Đại học) ( Abdullah , 2005). Công cụ 41 mục ban đầu được đề xuất
đã được thử nghiệm thực nghiệm về tính đơn chiều, độ tin cậy và tính hợp lệ bằng
cách sử dụng cả phân tích nhân tố khám phá và thử nghiệm.Thang đo hợp lệ và
đáng tin cậy như vậy sẽ là một công cụ mà các cơ sở giáo dục đại học có thể sử
dụng để cải thiện hiệu suất dịch vụ trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng với sự phát
triển của thị trường giáo dục toàn cầu.
Ngoài ra, Abdullah (2006b) và Brochado (2009) đã điều tra và so sánh hiệu
quả giữa các thang đo nổi tiếng điển hình kết hợp HEdPERF-SERVPERF và
SERVQUAL trong lĩnh vực giáo dục đại học. Theo Sultan và Wong (2010b) và
(Abdullah, 2006b), sau khi nghiên cứu mối liên hệ giữa nhận thức của sinh viên và
các chỉ số về chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đại học, thang đo
HEdPERF có thể được coi là một phương pháp đo lường toàn diện vì nó kết hợp
một đa dạng của các thuộc tính. Các kết quả từ nghiên cứu hiện tại là rất quanx
trọng vì các nghiên cứu trước đây đã đưa ra các thang đo tương đồng với các
thước đo chung về chất lượng dịch vụ, có thể không hoàn toàn phù hợp để đánh
giá nhận thức chất lượng giáo dục đại học. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây còn
quá hẹp, quá chú trọng vào chất lượng học thuật và quá ít chú ý đến các khía cạnh
phi học thuật của kinh nghiệm giáo dục. Đây là thang đo mô hình đa chiều có thể
kiểm tra nhiều yếu tố và nghiên cứu này sử dụng thang đo HEdPERF để kiểm tra
các khía cạnh của chất lượng dịch vụ giáo dục. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này
tìm ra mối liên hệ giữa chất lượng dịch vụ về mặt chức năng, chất lượng dịch vụ
về mặt kỹ thuật và sự hài lòng của sinh viên trong lĩnh vực giáo dục thông qua
hình thức khảo sát 1648 sinh viên tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHCM. Sử dụng phần mềm SPSS 26 và Amos 20 để phân tích theo phương pháp
định lượng với 9 nhóm nhân tố và 49 biến, đó là thống kê mô tả, kiểm tra độ tin
cậy Crobach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng
định (CFA) theo mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Với một bảng câu hỏi định
lượng được xây dựng để kiểm tra các mô hình khái niệm giả thuyết và những
người trả lời được chia theo các yếu tố nhân khẩu học như loại hình đào tạo, nhóm
ngành, năm học, giới tính và nhóm tuổi.
Như vậy, với nghiên cứu này sẽ góp phần chỉ ra các các yếu tố có ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ kỹ thuật và chất lượng dịch vụ chức năng. Bên cạnh
đó, nó còn thể hiện mối liên hệ giữa chất lượng dịch vụ kỹ thuật, chất lượng dịch
vụ chức năng và sự hài lòng của sinh viên. Để từ đó, giúp các nhà quản trị trong
trường đại học có thể đưa ra các chiến lược giải pháp phù hợp để nâng cao chất
lượng dịch vụ hiện có.