Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã, phường tại thành phố Bến Tre
Abstract
Động lực làm việc là sự khao khát, tự nguyện của ngƣời lao động nhằm
tăng những nổ lực hƣớng đến việc đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức (Frederic
Herzberg (1959)). Nhiều nghiên cứu cũng đã đi sâu vào phân tích để tìm ra,
chứng minh mối liên hệ giữa động lực làm việc với việc nâng cao năng suất, hiệu
quả công việc ở những đối tƣợng ngƣời lao động trong những bối cảnh cụ thể.
Điều đó khẳng định ý nghĩa quan trọng của động lực làm việc trong một tổ chức.
Động lực làm việc của ngƣời lao động là yếu tố mà bất kỳ nhà quản lý,
nhà lãnh đạo nào cũng muốn tìm hiểu, nắm bắt tốt để vận dụng vào thực tế,
làm tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc của tổ chức, đơn vị mình.
Động lực làm việc thôi thúc ngƣời lao động thực hiện những nhiệm vụ tốt hơn,
làm cho họ gắn bó hơn với tổ chức.
Có thể khẳng định động lực làm việc có ý nghĩa quan trọng của đối với
ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Tuy nhiên, vấn đề này chƣa đƣợc
nhiều tổ chức trong khu vực công tập trung phát triển và nghiên cứu, nhƣ là tại
khu vực các xã, phƣờng tại thành phố Bến Tre. Xuất phát từ điều này, tác giả
chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của cán bộ, công
chức cấp xã, phƣờng tại thành phố Bến Tre” để nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào 03 mục tiêu: (1) Xác
định các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp
xã, phƣờng tại thành phố Bến Tre; (2) xác định mức độ ảnh hƣởng của các yếu
tố đến động lực làm việc của cán bộ, công chức xã, phƣờng tại thành phố Bến
Tre; (3) đề xuất hàm ý chính sách để nâng cao động lực làm việc của đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã, phƣờng tại thành phố Bến Tre.
Đề tài đƣợc thực hiện bằng việc tổng hợp, chọn lọc và tham khảo
những lý thuyết và nghiên cứu trƣớc đó, thực trạng về tạo động lực làm việc
của cán bộ, công chức xã, phƣờng tại thành phố Bến Tre. Từ đó, xây dựng mô
hình nghiên cứu của đề tài. Tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng phƣơng pháp
định tính, tham khảo các nghiên cứu trƣớc đó, các văn bản quy định, đồng thời
trao đổi, tham khảo ý kiến từ một số chuyên gia trong lĩnh vực, lãnh đạo củacán bộ, công chức xã, phƣờng tại thành phố Bến Tre. Từ kết quả thu đƣợc,
thiết kế thang đo cho các yếu tố ảnh hƣởng động lực làm việc của cán bộ, công
chức cấp xã, phƣờng tại thành phố Bến Tre. Thực hiện nghiên cứu chính thức
bằng phƣơng pháp định lƣợng. Qua khảo sát bằng phiếu đối với cán bộ, công
chức xã, phƣờng tại thành phố Bến Tre, tác giả thu đƣợc 250 phiếu hợp lệ.
Sau khi thu thập thông tin hoàn tất, những dữ liệu thu đƣợc đƣợc đƣa
vào phần mềm SPSS 22 để tiến hành các bƣớc thống kê mô tả, kiểm định
thang đo, phân tích Pearson, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy, để xem
xét ảnh hƣởng và so sánh mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến động lực làm
việc của cán bộ, công chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 07 yếu tố (với 35
biến quan sát) ảnh hƣởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã,
phƣờng tại thành phố Bến Tre xếp theo mức giảm dần nhƣ sau: Thu nhập,
Lòng vị tha (Sự hy sinh), Đào tạo thăng tiến, Ghi nhận sự đóng góp cá nhận,
Đồng nghiệp, Bản chất công việc, Cấp trên.
Dựa trên kết quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất những giải pháp giúp
nâng cao động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã, phƣờng tại thành phố
Bến Tre. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những hạn chế của đề tài và đƣa ra hƣớng
nghiên cứu tiếp theo.