Tác động của hoạt động bảo vệ môi trường đến cảm xúc và sự hài lòng của nhân viên trong các cơ sở lưu trú- Đề xuất hàm ý chính sách bảo vệ môi trường tại các cơ sở lưu trú tại TP.HCM
Abstract
Nguồn thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn thu ngân sách nhà nước hằng năm, khoảng 11%
GDP của thành phố. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch tăng liên tục từ năm
2010 đến nay. Tính đến ngày 10/9/2020, thành phố hiện có 4.426 cơ sở dịch vụ
lưu trú đã được xếp hạng và phân loại, trong đó có 1.313 cơ sở từ 1 sao đến 5
sao, với khoảng hơn 39.379 phòng. Việc này đã đáp ứng được nhu cầu về nơi ở
của du khách ngày càng tăng khi đến thành phố, đồng thời cũng là áp lực đối
với việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là tại các cơ sở lưu trú. Hằng ngày, trên địa
bàn thành phố có hơn 9.400 tấn rác thải sinh hoạt, có những lúc số lượng này
phát sinh đột biến đến 12.000 tấn trong một ngày (so với số lượng của cả nước
là gần 50.000 tấn), chưa tính đến lượng rác thải từ hoạt động sản xuất công
nghiệp (4.000 tấn) và rác thải nguy hại (400 tấn), và số lượng rác thải này tiếp
tục tăng thêm 10% cho mỗi năm. Trong đó, có 1.2kg rác thải/ngày là của mỗi
một khách du lịch tại các điểm lưu trú du lịch. Hiện nay, tại các cơ sở lưu trú,
các hoạt động bảo vệ môi trường hướng đến mục tiêu du lịch xanh, du lịch bền
vững đã được triển khai thực hiện bằng nhiều cách, nhiều giải pháp. Tuy nhiên,
hiệu quả của các hoạt động này chưa mang tính chất ổn định, có hiệu quả cao vì
nhiều nguyên nhân, trong đó có hạn chế từ nhận thức và hành động của nhân
viên: chưa hiểu đúng, hiểu đủ về hoạt động bảo vệ môi trường, chưa nghiêm túc
thực hiện các nội dung, giải pháp của việc bảo vệ môi trường tại cơ sở lưu trú,
mang tính chất hình thức, đối phó,…
Đề tài nghiên cứu về những yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi bảo
vệ môi trường của các nhân viên tại các cơ sở lưu trú, tìm hiểu về mối liên hệ
giữa các hoạt động bảo vệ môi trường có tác động tích cực đến cảm xúc và sự
hài lòng của nhân viên tại các cơ sở lưu trú như thế nào. Phương pháp nghiên
cứu kết hợp cả hai phương pháp định lượng và định tính, với việc thu thập dữ
liệu thông qua bảng câu hỏi được khảo sát trực tiếp khoảng 400 nhân viên đangxiii
hoạt động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh (mốc thời gian khảo sát là từ khi bắt đầu nghiên cứu đến tháng
4/2021). Mô hình nghiên cứu cũng đã được đề xuất với 7 giả thuyết nghiên cứu
có liên quan đến nội dung đề tài. Dữ liệu được nhập, xử lý và phân tích số liệu
bằng phần mềm SPSS 22 (với lệnh thống kê mô tả trong phân tích đơn biến) và
phần mềm Smart PLS (để chạy mô hình). Mục đích của nghiên cứu này là để
đo lường chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của hoạt động bảo vệ môi trường
đến cảm xúc và sự hài lòng của nhân viên trong các cơ sở lưu trú. Nghiên cứu
của đề tài đã triển khai 400 phiếu khảo sát cho các nhân viên trong các cơ sở
lưu trú, thu về được 370 phiếu, thực hiện việc lọc bỏ 17 phiếu không đạt tiêu
chuẩn, còn 353 phiếu được sử dụng để làm dữ liệu nghiên cứu. Qua phân tích
các dữ liệu, từ 7 giả thuyết nghiên cứu ban đầu thì có 5 giả thuyết được chấp
nhận, bao gồm nhóm giả thuyết Tập huấn bảo vệ môi trường tác động đến Cảm
xúc tích cực và Sự hài lòng của nhân viên, nhóm giả thuyết Tổ chức bảo vệ môi
trường tác động đến Cảm xúc tích cực và Sự hài lòng của nhân viên. Đồng thời
giả thuyết Cảm xúc tích cực tác động đến sự hài lòng của nhân viên cũng được
chấp nhận. 2 giả thuyết có kết quả không phù hợp thuộc nhóm Khen thưởng
bảo vệ môi trường tác động đến Sự hài lòng và Cảm xúc tích cực của nhân viên.