Đánh giá các hiệu quả chính quyền điện tử tỉnh Tiền Giang theo quan điểm giá trị công
Abstract
Tìm hiểu các nhân tố tác động đến Giá trị công trong chính quyền điện tử
tỉnh Tiền Giang. Dựa trên cơ sở lý thuyết, xây dựng một mô hình cùng 14 giả
thuyết nghiên cứu được đề xuất.
Đề tài thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu định lượng lượng chính thức bằng cách thu thập số mẫu
tương đối lớn (n=508 mẫu) đã được tiến hành đầy đủ về nội dung, phạm vi, đối
tượng. Dữ liệu thu thập xử lý bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach‟s
Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, xây dựng mô hình hồi
quy đa biến và kiểm định các giả thuyết.
Các kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu cho thấy nhân tố Hiệu quả
nền hành chính công, Thành tựu phục vụ xã hội được chứng minh có mối quan
hệ với Giá trị công chính quyền điện tử. Điều đó có nghĩa là Hiệu quả nền hành
chính công, Thành tựu phục vụ xã hội thúc đẩy tích cực tạo ra Giá trị công chính
quyền điện tử. Đồng thời các nhân tố độc lập như: Hiệu suất tổ chức, Tính mở,
Khả năng đáp ứng cũng có tác động tích cực đến Hiệu quả nền hành chính công;
các nhân tố độc lập Khả năng phát triển, Sự công bằng, Niềm tin, Tính dân chủ,
Môi trường bền vững cũng tác động tích cực đến Thành tựu phục vụ xã hội.
Kết quả của nghiên cứu này có thể phục vụ công tác quản lý nhà nước về
thông tin và truyền thông cũng như công tác quản lý nhà nước của chính quyền
tỉnh Tiền Giang, cụ thể là xác định được tính hiệu quả về kinh tế, xã hội, bộ máy
tổ chức, … từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung và đề ra những phương hướng, giải
pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính quyền số tại tỉnh Tiền Giang phục vụ công
tác quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp và xã hội. Đồng thời từ kết quả
đánh giá tính hiệu quả chính quyền điện tử, các cơ quan chức năng tỉnh Tiền
Giang cũng có cơ sở để đề ra các giải pháp chuyển đổi số cấp tỉnh, phát triển
nguồn nhân lực, phát triển doanh nghiệp số hướng đến xã hội số mang tính ổn
định và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu cũng còn một số hạn chế, như chúng ta đã
biết Chính quyền điện tử là cụm từ cũng không còn mới mẻ, tuy nhiên đi sâu vào- x -
phân tích mô hình, xây dựng bảng hỏi là khá phức tạp nên việc triển khai thu
thập dữ liệu khá khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng dữ liệu. Do
phạm vi nghiên cứu của đề tài là tỉnh Tiền Giang nên việc nhân rộng áp dụng để
triển khai nghiên cứu này đối với các tỉnh/thành, đơn vị doanh nghiệp sẽ gặp hạn
chế, khó khăn do cần phải bổ sung, điều chỉnh các nhân tố để phù hợp với đặc
thù của từng địa phương, doanh nghiệp cụ thể.