Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại bưu điện tỉnh Bến Tre
Abstract
Đề tài nghiên cứu “PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG
LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH BẾN
TRE” được thực hiện khi mà hiện tượng di chuyển lao động từ các doanh nghiệp
nhà nước nói chung và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam nói riêng ra làm cho các
doanh nghiệp bên ngoài đặc biệt là doanh nghiệp của các đối thủ cạnh tranh ngày
càng tăng, làm thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao cho khối doanh nghiệp nhà
nước trong đó có Bưu điện tỉnh Bến Tre. Theo thống kê của BHXH Việt Nam, số
người trong độ tuổi lao động nghỉ việc hàng năm: Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng
trung bình mỗi năm khoảng 9%. Đặc biệt, riêng trong ba tháng đầu năm 2021, số
người lao động nhận BHXH một lần tiếp tục tăng nhanh, với 226.503 người, tăng
hơn 20,5% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó trên mạng lưới ngành Bưu điện Việt
Nam đã có hơn 2.200 lao động quản lý và người lao động ra làm việc cho các công ty
bên ngoài. Tại Bưu tỉnh Bến Tre, theo thống kê của phòng tổ chức hành chính trong
năm 2021 đã chấm dứt hợp đồng với hơn 90 lao động, chiếm tỷ lệ trên 15% lao động
có hợp đồng chính thức tại Bưu điện tỉnh.
Với số lượng lao động khuyết tại các bộ phận chủ chốt, lực lượng bán hàng
chuyên trách các nhóm dịch vụ mới (50 lao động) chưa đáp ứng được khối lượng
công việc chuyên sâu đòi hỏi kỹ năng giám sát bán hàng có nhiều kinh nghiệm dẫn
đến sự mất cân bằng giữa khối lượng công việc, thời gian xử lý công việc, hiệu quả
mang lại và mức tiền lương người lao động thấp dẫn đến mất động lực làm việc của
người lao động trong thời gian qua.
Bưu điện tỉnh cũng đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để giữ chân người
lao động, tuy nhiên chênh lệch thu chi giữa việc doanh thu mang lại và chi phí vận
hành vẫn chưa đáp ứng thỏa nhu cầu của người lao động hiện nay.
Việc tạo động lực làm việc cho người lao động giúp họ hăng hái làm việc,
phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của người lao động giúp nâng cao hiệu suất và chất
lượng công việc, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh- xii -
luôn giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và đào tạo nguồn nhân sự cho doanh
nghiệp.
Đề tài “Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao
động tại Bưu điện tỉnh Bến Tre” có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hút và giữ chân
người tài, đề tài có hai mục tiêu chính:
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động
tại Bưu điện tỉnh Bến Tre.
+ Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để tạo động lực làm việc cho người lao
động.
Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước, tác giả đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người
lao động tại Bưu điện tỉnh Bến Tre gồm 06 yếu tố: Điều kiện, môi trường làm việc;
Thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp; Cấp trên trực tiếp; Bản chất công việc; Đào tạo,
thăng tiến; Lương, thưởng và chế độ phúc lợi. Sau khi tiến hành khảo sát 225 người
lao động đang làm việc tại Bưu điện tỉnh, thu thập dữ liệu, tiến hành kiểm tra độ tin
cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, kiểm
định Independent Samples T-Test và phân tích ANOVA một chiều bằng phần mềm
SPSS 26.0. Kết quả phân tích cho thấy 06 yếu tố độc lập với 30 biến quan sát có ảnh
hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Bưu điện tinh Bến Tre theo mức
độ giảm dần là yếu tố Điều kiện, môi trường làm việc (β = 0.406); Bản chất công
việc (β = 0.290); Thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp (β = 0.186); Đào tạo, thăng
tiến (β = 0.130); Cấp trên trực tiếp (β = 0.097); Lương, thưởng và chế độ phúc lợi
(β = 0.096)
Kết quả của đề tài góp phần làm sáng tỏ lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng
đến động lực làm việc của người lao động tại Bưu điện tỉnh Bến Tre. Qua đó đề xuất
các giải pháp điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách nhân sự và phối hợp các hoạt động khác nhằm giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhân lực Bưu chính – nhân tố chủ chốt để quyết định sự thành bại của Bưu điện.
Đây là cơ sở cho việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân sự phù hợp để tăng
năng suất lao động, tính hiệu quả, lợi thế cạnh tranh của đơn vị, giúp đơn vị phát
triển bền vững.