Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý khu phố trong đại dịch Covid-19 trên đại bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Abstract
Dịch bệnh COVID-19 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người,
để ứng phó với dịch bệnh COVID-19 nhiều quốc gia trên thế giới đã phải chịu
nhiều thiệt hại về người và kinh tế, một số nước đã có những giải pháp hiệu quả
trong ứng phó dịch COVID-19 khi quan tâm, phát huy được vai trò quản lý
khu phố.
Nghiên cứu đề xuất mô hình về các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý
khu phố trong đại dịch COVID-19 trên địa bàn quận Bình Thạnh (NC). Mô hình
gồm 02 nhóm liên quan đến Vốn xã hội và Sự chỉ đạo từ các cấp, trong đó
nhóm Vốn xã hội gồm 03 yếu tố Niềm tin của người dân (SC1), Sự tham gia
công tác cộng đồng của người dân (SC2), Sự hợp tác của người dân (SC3);
Sự chỉ đạo từ các cấp gồm 04 yếu tố Chính sách ưu tiên (HS1), Áp lực từ cấp trên
(HS2), Sự quan tâm của chính quyền (HS3), Sự hỗ trợ của chính quyền (HS4).
Mối quan hệ giữa các yếu tố trong Vốn xã hội, Sự chỉ đạo từ các cấp và hiệu quả
quản lý khu phố được giải thích dựa trên lý thuyết về hợp tác quản lý. Nghiên cứu
thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát và tiếp cận đối tượng là các cô, chú
trưởng, phó khu phố, tổ Trưởng, tổ phó tổ dân phố - mặt trận trên địa bàn
quận Bình Thạnh, TPHCM; nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để
phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy nhóm yếu tố Vốn xã hội có hai yếu tố Niềm tin
của người dân (SC1), Sự tham gia của người dân (SC2) và nhóm yếu tố về sự chỉ
đạo từ cấp trên có yếu tố sự ưu tiên của chính quyền (HS1), Sự hỗ trợ của
chính quyền (HS4) có tác động tích cực đến Hiệu quả quản lý của khu phố trong
đại dịch COVID-19 (NC). Tuy nhiên nhóm yếu tố Vốn xã hội có yếu tố Sự hợp
tác của người dân (SC3) và nhóm Sự chỉ đạo từ các cấp có hai yếu tố Áp lực từ
cấp trên (HS2) và yếu tố Sự quan tâm từ chính quyền địa phương đối với khu phố
(HS3) không tác động lên Hiệu quả quản lý của khu phố trong đại dịch COVID-
19 (NC). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất hàm ý chính sách để
nâng cao hiệu quả quản lý khu phố trên địa bàn quận Bình Thạnh, TPHCM;
đồng thời đánh giá những giới hạn của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu trong
thời gian tới.