Ảnh Hưởng Của Sự Công Bằng Đến Sự Hài Lòng Và Sự Gắn Kết Của Giảng Viên Với Tổ Chức: Một Nghiên Cứu Ở Các Trường Đại Học Thành Viên Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Abstract
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá và kiểm định mức độ ảnh
hưởng của các thành phần của sự công bằng trong tổ chức (bao gồm bốn thành
phần: Công bằng trong phân phối, công bằng trong quy trình, công bằng trong
ứng xử và công bằng trong thông tin) đến sự hài lòng và sự gắn kết của giảng
viên tại các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh. Các dữ liệu được thu thập thông qua việc thực hiện phỏng vấn trực
tiếp cũng như các phiếu khảo sát 321 giảng viên. Tác giả sử dụng lần lượt các
kỹ thuật Phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha), Phân tích nhân tố khám phá
(EFA), Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cùng với Mô hình cấu trúc tuyến
tính (SEM) kết hợp với hai phần mềm là SPSS và AMOS để phân tích dữ liệu.
Kết quả cho thấy sự hài lòng có mối quan hệ cùng chiều với sự gắn kết
công việc. Đối với các thành phần của sự công bằng của tổ chức: Ba nhân tố
là công bằng trong phân phối, công bằng trong quy trình, công bằng trong
thông tin có tác động đến sự hài lòng và sự gắn kết; trong khi đó, thành phần
công bằng trong ứng xử lại không có tác động lên sự hài lòng và gắn kết công
việc.
Cuối cùng, nghiên cứu cũng đề ra một số kiến nghị cho các nhà quản lý
ở các trường đại học, chú trọng hơn đến các nhân tố công bằng nhằm tăng
cường sự hài lòng của nhân viên nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giảng viên; từ
đó, giúp nâng cao năng suất, chất lượng giảng dạy, nghiên cứu cũng như hiệu
quả công việc.