Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Phong Trào "Toàn Dân Đoàn Kết Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa" Của Cư Dân Đô Thị Trên Đại Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Abstract
Thực hiện nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, Đảng và Nhà nước ta có
nhiều chính sách để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo đúng
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Một
trong những giải pháp lớn để phát triển văn hóa là dành sự ưu tiên cho xây dựng
đời sống văn hóa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa
VIII (1998) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc”, Đảng chủ trương: Phát động PT TDĐKXDĐSVH. Từ khi phát
động PT đến nay, cấp ủy, chính quyền và nhân dân cả nước đã triển khai nhiều
phong trào văn hóa, thiết thực trong PT TDĐKXDĐSVH góp phần thay đổi nhận
thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của VH trong công cuộc đổi mới
đất nước.
TP HCM là đô thị đặc biệt, trung tâm về KT, VH, GD-ĐT, KH-CN, là đầu
mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Quán triệt quan điểm VH là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước; Thành
ủy, UBND Thành phố luôn xem trọng nhiệm vụ xây dựng, phát triển VH, xác
định phát triển KT là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng
VH là nền tảng tinh thần của xã hội.
PT TDĐKXDĐSVH tại TP HCM được Thành ủy, UBND Thành phố chỉ đạo
lồng ghép vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, vào mục tiêu, kế hoạch phát triển KT VH-XH hàng năm của thành phố và các nhiệm vụ như: Nghị quyết số 33-NQ/TW
của BCH Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển VH, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Chương trình hành động số
45-CTr/TU của Thành ủy về triển khai thực hiện nghị quyết số 33-NQ/TW…
Qua 20 năm hình thành và phát triển PT tại Thành phố, PT đã không ngừng
nâng cao chất lượng hiệu quả và lan tỏa đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn; thông
qua PT đã khơi gợi được tiềm năng và sức mạnh của từng cá nhân, gia đình và
2
từng cộng đồng dân cư... góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết các
vấn đề dân sinh, dân chủ, dân trí, làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống
VH, tinh thần của nhân dân ở cơ sở, đưa TP HCM trở thành Thành phố có chất
lượng cuộc sống tốt. Kết quả đó đã tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong các
cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về vị trí, vai trò của VH, góp
phần xây dựng và phát triển nền VH Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Bên cạnh những mặt tích cực, PT cũng bộc lộ một số vấn đề gây bức xúc
trong dư luận như vấn đề kinh phí cho PT, vấn đề cơ chế phối hợp, sự phát triển
không đồng đều của PT ở từng địa phương, vấn đề bình chọn, công nhận danh
hiệu thi đua, vấn đề hiệu quả xã hội… Những vấn đề này nếu chậm giải quyết sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng của PT. Dù đã có nhiều đánh giá về kết quả của PT,
nhưng hầu hết các báo cáo đó là do các cấp lãnh đạo thực hiện chứ chưa có nghiên
cứu về tác động của PT qua đánh giá của người dân. Thực tiễn đặt ra là phải có
một công trình nghiên cứu đánh giá có tính khoa học phản ánh thực chất hoạt
động của PT này và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình triển khai
hoạt động của PT nhằm xây dựng những luận cứ khoa học và qua đó đề xuất
những giải pháp, kiến nghị với BCĐ các cấp của PT TDĐKXDĐSVH. Chính vì
lẽ đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của cư dân đô thị
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
Luận văn này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng tham gia PT của
người dân, những yếu tố tác động đến sự tham gia của người dân. Kết quả nghiên
cứu này sẽ góp phần vào hệ thống hóa lý luận về xây dựng VHCĐ cư dân đô thị
ở nước ta nói chung và ở TP HCM nói riêng; là tài liệu khoa học bổ ích phục vụ
cho các nhà khoa học và các nhà quản lý, thực thi chính sách và mang tính dự báo
về sự phát triển của VHCĐ cư dân đô thị TP HCM trong tương lai.