dc.description.abstract | Bình Dương là địa phương đang phát triển dựa trên nền tảng thúc đẩy đổi
mới, sáng tạo với đề án TPTM hướng đến xu thế CMCN 4.0. Để bắt nhịp với tốc
độ phát triển chung, đòi hỏi người cán bộ đoàn cần không ngừng phát huy tinh
thần đổi mới, sáng tạo, xung kích của tuổi trẻ mà động lực làm việc (ĐLLV) chính
là lực đẩy. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định nhân tố tác động và đánh
giá mức độ tác động của các nhân tố đến ĐLLV của cán bộ đoàn ở Bình Dương.
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp hỗn hợp, kết hợp cả hai phương
pháp nghiên cứu định lượng (NCĐL) và nghiên cứu định tính (NCĐT). NCĐL
được thực hiện bằng phương pháp điều tra bảng hỏi và tổng cộng có 171 cán bộ
đoàn đang làm việc tại Bình Dương tham gia khảo sát, và NCĐT được thực hiện
bằng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc.
Dữ liệu thu thập trong NCĐL được xử lý trên phần mềm IBM SPSS 25.0.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 8 nhân tố tác động đến ĐLLV của cán bộ
đoàn ở Bình Dương bao gồm là (1) Thành tựu, (2) Sự thăng tiến và phát triển, (3)
Bản chất công việc, (4) Sự công nhận, (5) Điều kiện làm việc an toàn và ổn định,
(6) Quan hệ với cấp trên, (7) Chính sách và chế độ tiền lương của đơn vị, (8) Quan
hệ với đồng nghiệp. Trong đó, nhân tố Sự thăng tiến và phát triển và nhân tố Điều
kiện làm việc an toàn và ổn định có tác động lớn nhất đến ĐLLV.
NCĐT được thực hiện sau NCĐL, dữ liệu thu thập được qua quá trình phỏng
vấn được phân tích theo phương pháp phân tích chủ đề. Có 4 chủ đề xuất hiện
trong quá trình phân tích bao gồm (1) Điều kiện làm việc, (2) Phát triển bản thân,
(3) Được tạo điều kiện học tập và (4) Sự thăng tiến. Đối chiếu với các nhân tố tác
động trong kết quả NCĐL, thì kết quả của NCĐT đã góp phần giải thích thêm cho
kết quả NCĐL đã chỉ ra.
Nghiên cứu đã lần nữa khẳng định tính đúng đắn trong lý thuyết của
Herzberg. Đồng thời, qua kết quả nghiên cứu nhà quản trị có thể có thêm sự tham
khảo trong việc đưa ra các quyết định tạo động lực cho cán bộ doàn tại đơn vị
mình | en_US |